Chữ xấu, có nên viết đơn xin việc không?

Qua kinh nghiệm tuyển dụng, các nhà tuyển dụng cũng cho rằng: “Điều tối kỵ đối với các ứng viên là không đề cập đến

Ông Hà Huy Cường, Giám đốc vùng Techcombank chia sẻ: “Người xin việc thường bằng mọi cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ những điều nhỏ nhặt như: Biết được thông báo tuyển dụng từ nguồn nào, ghi đúng tên người nhận hồ sơ kèm theo bức thư nhận xét của sếp cũ hay lời nhấn mạnh rất quan tâm đến vị trí đã chọn… kèm theo đó là một viết tay. Tuy nhiên, khi chọn viết tay thì bạn phải xác định nếu chữ viết quá xấu thì không nên viết mà nên đánh máy”.

“Chẳng ai có thời gian để ngồi mà đọc hết những dòng chữ như gà bới, hơn nữa những dòng chữ viết xấu lại có khi gây tác dụng ngược vì nhà tuyển dụng cho rằng bạn có tính cách ẩu trong công việc, dù bạn viết thư xin việc có hay cỡ nào”, ông Cường chia sẻ.

Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Vạn, Giám đốc công ty Cỗ Đông Hòa lại chia sẻ một kinh nghiệm quan trọng để hồ sơ của người ứng tuyển dễ “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Ông Vạn dẫn chứng câu chuyện khá thú vị về một ứng viên ứng tuyển vào đơn vị mình: Ứng viên này khi biết công ty đang tuyển dụng vị trí đó thì lập tức liên lạc với người nhận hồ sơ. Sau đó, người này tìm cách làm quen với người nhận hồ sơ để tìm hiểu về văn hóa công ty và những đòi hỏi cụ thể đối với công việc. Sau đó người này mới và qua buổi phỏng vấn đã được nhận luôn.

“Giữa hàng trăm lá đơn xin việc, sự khác biệt từ lá đơn của bạn là một lợi thế đặc biệt đối với nhà tuyển dụng. Nhưng đừng biến sự khác biệt đó trở thành… khác thường”, ông Vạn nhấn mạnh. Cũng theo ông Vạn, 4 vấn đề quan tâm của nhà tuyển dụng đối với mỗi ứng viên thường được thể hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Đầu tiên là bằng cấp; kế đến là thái độ (ứng viên có tự tin hay không); Khả năng phản ứng qua các câu hỏi phỏng vấn và cuối cùng mới là có kinh nghiệm hay chưa?.

Đối với những sinh viên chưa có kinh nghiệm, một thủ thuật gây ấn tượng được các chuyên gia tuyển dụng mách nước là đừng ngại ghi vào hồ sơ những việc làm thêm: Dạy kèm, bán hàng, những buổi ngoại khóa đã tham gia, những chuyến đi mùa hè xanh… bởi tâm lý nhà tuyển dụng rất thích người năng động, từng trải và không muốn tốn thời gian đào tạo thêm. “Hãy bắt đầu bằng một công việc bất kỳ để tích lũy kinh nghiệm, cộng với kiến thức đã được học thì một việc làm tốt trong tầm tay bạn. Đừng quan tâm công việc đó là gì, thậm chí chỉ là phục vụ, bưng bê… trong quá trình học ĐH nhưng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn vì bạn là người chịu được áp lực, quen công việc”, ông Vạn bật mí.

Qua kinh nghiệm tuyển dụng, các nhà tuyển dụng cũng cho rằng: “Điều tối kỵ đối với các ứng viên là không đề cập đến… lương, bởi đây là điều rất tế nhị. Nếu buộc phải trả lời, hãy đưa ra một con số cụ thể chứ đừng thế nào cũng được, vì phỏng vấn chính là một cuộc… đàm phán. Ông Lê Văn Tơ, Chủ tịch HĐQT Công ty BĐS Kim Tơ “bật mí” trả lời câu hỏi này đối với nhà tuyển dụng: “Chắc chắn ở vị trí này đã có khung lương của công ty, em cũng muốn được vào trong khung lương này. Bản thân em sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của công việc trong đơn vị mình…”

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *