‘Bí kíp’ gây ấn tượng khi phỏng vấn bằng tiếng Anh đơn giản
Vì nó không chỉ khiến câu trả lời của bạn rõ ràng hơn mà còn cho bạn thời gian sắp xếp câu trả lời khi nói.
Bạn không là người bản ngữ nhưng vị trí tuyển dụng yêu cầu phải phỏng vấn bằng tiếng Anh. Bạn nhiều lần từ chối vì chưa tự tin với khả năng tiếng Anh của bản thân. Và chính điều này đang thử thách bạn xuyên suốt trải nghiệm tìm việc. Vậy làm thế nào vẫn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi khả năng trả lời bằng tiếng Anh của bạn chưa hoàn hảo?
Phần lớn các công ty hiện nay (đặc biệt là các công ty lớn, đa quốc gia) thực hiện phỏng vấn bằng tiếng Anh. Với ứng viên không phải người bản ngữ, việc tham gia phỏng vấn tiếng Anh đem lại cảm giác bất an, lo lắng, thậm chí hoảng loạn. Nhưng những cảm xúc này rất đời thường. Đa số những ứng viên xin việc, kể cả người tiếng Anh bản ngữ, luôn cảm thấy một chút e dè. Suy cho cùng, làm việc cho những công ty hàng đầu là cơ hội thay đổi sự nghiệp mãi mãi.
Bạn cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn?
Trong khi bạn không thể dự đoán tất cả những gì sẽ xảy ra, thì chìa khóa trở thành bậc thầy trong phỏng vấn tiếng Anh đó là luôn luôn chuẩn bị trước. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn khi phỏng vấn xin việc.
Tìm hiểu về công ty
Đây luôn là bước đầu quan trọng khi tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc, kể cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Tìm hiểu về công ty bạn sẽ tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh không chỉ cho bạn thông tin giá trị mà còn tăng vốn từ mà bạn cần khi nói về doanh nghiệp. Càng nhiều thông tin tìm được về công ty, bạn càng có nhiều điều để nói.
Thư giãn
Sử dụng tiếng nước ngoài trong tình trạng hồi hộp (như khi phỏng vấn xin việc) sẽ khiến phần diễn thuyết trở nên kém trôi chảy. Cố gắng giữ bình tĩnh trước khi đi phỏng vấn. Phong thái điềm đạm sẽ đem lại sự tự tin cho bạn trong cử chỉ và lời nói suốt quá trình phỏng vấn. Thêm một điểm cộng nữa đó là nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt với bạn.
Ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Quan trọng ngang ngửa với khả năng tiếng Anh đó là ngôn ngữ cơ thể phù hợp. Nó ảnh hưởng đến âm điệu giọng nói của chúng ta theo nhiều cách. Ví dụ, tư thế khòm lưng thường làm âm điệu giọng nói thể hiện sự kém tự tin. Ngôn ngữ cơ thể phù hợp, nhất là biểu cảm gương mặt và cử chỉ tay, sẽ giúp bạn truyền tải ý tưởng đến nhà tuyển dụng rõ ràng hơn, đặc biệt là khi bạn phỏng vấn bằng ngoại ngữ như tiếng Anh.
Lên kế hoạch cho câu trả lời
Viết ra những điều bạn dự định giới thiệu về bản thân hay trả lời các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Nhiều câu hỏi phỏng vấn khá phổ thông, có nghĩa là bạn có thể biết trước điều mình nên nói. Liệt kê những câu hỏi thường gặp nhất và chuẩn bị câu trả lời, và nhớ đem theo “phao” để xem lại trước khi bước vào cuộc phỏng vấn nhé.
Kiểm soát tốc độ khi nói
Chú ý là tiếng Anh khi được nói bởi người bản ngữ tốc độ nhả chữ chậm hơn so với các ngôn ngữ khác. Nói chậm lại đặc biệt quan trọng với những ngôn ngữ vốn có tốc độ nhả chữ nhanh như tiếng Việt. Hãy cố bắt theo nhịp nói của người tiếng Anh bản ngữ trong khi phỏng vấn. Vì nó không chỉ khiến câu trả lời của bạn rõ ràng hơn mà còn cho bạn thời gian sắp xếp câu trả lời khi nói.
Nói thành những câu ngắn
Bên cạnh việc nói chậm lại, hãy nhớ trả lời thành những câu ngắn để nhà tuyển dụng hiểu điều bạn đang nói. Các câu phức khá lắt léo để nói rõ nghĩa, nhất là khi tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ. Điều thường thấy ở các ứng viên, thậm chí người tiếng Anh bản ngữ, là gặp rắc rối và mất phương hướng khi ý tưởng quá phức tạp và câu hội thoại quá dài. Để chắc chắn rằng người phỏng vấn hiểu đúng điều bạn muốn truyền đạt, cố gắng sử dụng những câu ngắn và đơn giản.
Tập trung nói những điều mình chắc chắn
Một phần lí do các ứng viên lo lắng khi tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh đó là họ sợ không thể hiện đúng điều họ muốn nói. Điều này cản trở họ trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách chính xác. Để loại bỏ nỗi lo này, cố gắng tập trung vào những điều bạn có thể nói. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không thể nói, dùng từ ngữ khác hoặc giải thích để nêu ý kiến.
Không hiểu, hãy hỏi
Trong quá trình phỏng vấn, có thể bạn sẽ không hiểu câu hỏi hay không chắc điều nhà phỏng vấn muốn hỏi. Trường hợp này, đừng e ngại xin nhắc lại câu hỏi hay một từ bạn không hiểu trong câu hỏi. Trả lời khi không chắc chắn về câu hỏi gây ảnh hưởng xấu đến bạn và khả năng hiểu vấn đề của bạn. Nhà phỏng vấn sẽ thông cảm bạn không phải người tiếng Anh bản ngữ, nên hãy mạnh dạn hỏi và làm rõ những điểm bạn không chắc chắn.
Tham gia buổi phỏng vấn tiếng Anh khi bạn không phải người bản xứ luôn là thách thức, thậm chí cả ứng viên giàu kinh nghiệm. Nhưng nếu ghi nhớ những mẹo này, bạn sẽ hoàn thành tốt buổi phỏng vấn của mình. Chúc may mắn!
Leave a Reply