Làm sao để chiến thắng trong các cuộc tranh luận cao

Đây là điều bạn cần lưu ý, một khi mục đích đã được vạch ra rõ ràng, hoặc có những ý kiến đưa cuộc tranh luận ra lề

Trong kinh doanh, dù muốn hay không bạn cũng phải thường xuyên đối diện với những cuộc tranh luận, ngay cả trong những cuộc giao tiếp hàng ngày cũng vậy.

Những cuộc tranh luận thường hướng đến một số lợi ích nhất định nào đó, chẳng hạn như kế hoạch để thực hiện dự án kinh doanh tốt nhất, loại bỏ những mặt tiêu cực của cá nhân…

Nếu cuộc tranh luận là tích cực, hãy cố gắng điều chỉnh và học hỏi, phát huy năng lực để thấy rằng, đó là tranh luận chứ không phải là “cuộc chiến”.

LÀM SAO ĐỂ CHIẾN THẮNG CÁC CUỘC TRANH LUẬN?

1. HỌC CÁCH TÔN TRỌNG Ý KIẾN NGƯỜI KHÁC:

Đừng vội vàng bác bỏ ý kiến của người khác, bạn cần sự tôn trọng – và họ cũng thế. Đừng vội kết luận những ý kiến của người khác là sai, mặc dù thực chất là nó sai thật.

Bạn cần học cách tôn trọng quan điểm, ý kiến của người khác. Chưa hẳn bạn là người hoàn toàn đúng, vì vậy hãy cẩn trọng trước khi đưa ra nhận xét hoặc bác bỏ ý kiến của người khác.

2. ĐỪNG CỐ “NHẰNG”:

Đừng cố gắng tấn công liên tiếp lên quan điểm của người khác. Điều này có thể khiến họ phản biện rất mạnh nếu bị dồn vào thế bí.

Nếu muốn có sự thuyết phục, bạn cần luyện tập với lối suy nghĩ “đồng ý” – tạo bầu không khí cởi mở, thoải mái cho cả hai bên. Sau đó, những phân tích, lập luận đúng đắn của bạn sẽ khiến họ suy nghĩ lại.

3. ĐẶT NHỮNG CÂU HỎI MỞ:

Hãy để đối phương có thể được bày tỏ quan điểm của mình, nếu họ “cụt ý” bạn có thể gợi ý bằng những câu hỏi mở. Đừng bao giờ nghĩ bạn sẽ cắt ngang lời họ đang nói, điều này sẽ khiến cuộc tranh luận dễ đi vào bế tắc.

4. ĐỪNG CỐ HỎI “VÌ SAO”:

Theo một số nghiên cứu về tâm lý cho rằng, những người có ý nghĩ tiêu cực đều cảm thấy “phải giải thích vì sao họ đúng” hoặc “làm cách nào để những ý kiến của họ chuyển sang thực hiện ở hiện tại”.

Vì thế, nếu bạn cứ cố gắng thuyết phục và hỏi họ vì sao, điều đó chẳng mang lại lợi ích gì cả. Thay vào đó, hãy nói “phải làm như thế nào?”.

5. THIẾT LẬP LUẬN CỨ VÀ ĐỒNG MINH:

Những lập luận của bạn sẽ không thuyết phục nếu không có những con số, luận cứ cụ thể. Vì vậy, hãy lấy những ví dụ cụ thể để làm minh họa, tăng sự thuyết phục cho lập luận của bạn. Nếu những điều bạn nói là đúng đắn – chẳng có ai lại muốn tranh cãi hoặc phản đối.

Bên cạnh đó, nếu đã có người đồng ý với quan điểm của mình, hãy nhanh chóng tìm người cùng quan điểm để lập luận của mình được nhiều người ủng hộ hơn.

6. DỪNG LẠI ĐÚNG LÚC:

Đây là điều bạn cần lưu ý, một khi mục đích đã được vạch ra rõ ràng, hoặc có những ý kiến đưa cuộc tranh luận ra lề, vượt quá chuẩn mực thì bạn cần có sự khôn ngoan để kết thúc nó.

Dừng lại đúng lúc để những mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè không sứt mẻ, không bị ảnh hưởng – đó là một trong những điều bạn cần nắm vững và thực hiện khéo léo.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *